[TẤT TẦN TẬT] NHỮNG CÂU HỎI VỀ KEM CHỐNG NẮNG BẠN NÊN BIẾT!
[TẤT TẦN TẬT] NHỮNG CÂU HỎI VỀ KEM CHỐNG NẮNG BẠN NÊN BIẾT!
1. 𝑨𝒊 𝒏𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈?
Tất cả mọi người. Kem chống nắng giúp phòng chống ung thư bằng cách bảo vệ da mình khỏi các tia cực tím nguy hiểm. Ngoài ra, kem chống nắng còn giúp chống lão hóa, chống nám, tàn nhang, và các vấn đề về da.
2. 𝑵𝒆̂𝒏 𝒔𝒖̛̉ 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒏𝒂̀𝒐?
- Loại broad spectrum chống được cả tia UVA và UVB
- SPF 30 trở lên
- All In One SunScreen với thành phần chất lượng đáp ứng các tiêu chi trên. Tuy nhiên bảo vệ 100%, bạn nên làm thêm các bước sau để bảo vệ da mình nhé.
+ Tránh nắng khi có thể, nhất là từ 10am – 2pm
+ Mặc quần áo chống nắng khi ra đường
+ Đeo mắt kiếng to bản
3. 𝑵𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀𝒐 𝒍𝒖́𝒄 𝒏𝒂̀𝒐?
Mỗi ngày khi bạn đi ra đường, kể cả những ngày trời không nắng. Nếu ở nhà bật nhiều đèn cũng nên thoa kem chống nắng nhé các nàng.
4. 𝑻𝒉𝒐𝒂 𝒃𝒂𝒐 𝒏𝒉𝒊𝒆̂𝒖 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ đ𝒖̉?
Đa số chúng ta chỉ thoa 20-50% lượng kem chống nắng cần thiết, trong khi chúng ta cần thoa đủ để tạo một lớp màng mỏng khắp các vùng da thì mới đủ bảo vệ được
Bạn có thể áp dụng công thức sau cho dễ nhé: ½ muỗng trà cho cả mặt, và 1 quả bóng golf cho cả người.
- Thoa KCN ít nhất 15 -30 phút rồi mới ra đường
- Thoa lại sau 2-5 tiếng, tuỳ loại KCN bạn đang sử dụng, nếu make-up thì có thể dụng dạng xịt hoặc dạng phấn phủ để bổ sung.
- Nhớ bảo vệ da môi bằng cách thoa dưỡng môi có chống nắng luôn nhé.
5. 𝑻𝒊𝒂 𝑼𝑽𝑨 𝒗𝒂̀ 𝑼𝑽𝑩 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
- UVA (Ultraviolet A) là tia có thể rọi sâu xuống dưới lớp trung bì và hạ bì của da, tạo nên các vấn đề về lão hoá da như nếp nhăn, tàn nhang, nám và ung thư vv…
- UVB (Ultraviolet B) là tia ảnh hưởng đến bề mặt da, chịu trách nhiệm cho việc da cháy nắng.
- Một sản phẩm có ghi là broad spectrum có nghĩa là sản phẩm có khả năng chống lại cả hai tia UVA và UVB.
6. 𝑪𝒉𝒊̉ 𝒔𝒐̂́ 𝑺𝑷𝑭 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
SPF (sun protection factor) là chỉ số thời gian chống nắng của mỗi sản phẩm. Theo nghiên cứu thì một người bình thường có thể ở ngoài nắng tầm 10 phút mà không bị cháy nắng. Vậy nên, nếu SPF là 15, thì thời gian được bảo vệ sẽ là 15x10=150 phút. Tuy nhiên, qua SPF 30 thì con số thời gian này không còn ý nghĩa nữa, vì theo nghiên cứu thì không có kem chống nắng nào có thể bảo vệ quá 5 tiếng.
7. 𝑺𝑷𝑭 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒄𝒂𝒐 𝒄𝒐́ 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒂̀𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
- SPF 15 bảo vệ tối đa được 93%
- SPF 30 bảo vệ tối đa được 97%
- SPF 50 bảo vệ tối đa được 98%
- Không có kem chống nắng nào có thể bảo vệ da được 100%, vì vậy chúng ta cần che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài nắng.
8. 𝑩𝒂𝒐 𝒏𝒉𝒊𝒆̂𝒖 𝒕𝒖𝒐̂̉𝒊 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒃𝒂̆́𝒕 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒉𝒐𝒂 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈?
Em bé 6 tháng trở lên đã bắt đầu nên thoa kem chống nắng.
9. 𝑫𝒖̀𝒏𝒈 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒂̉𝒏𝒉 𝒉𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 đ𝒆̂́𝒏 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒉𝒂̂́𝒑 𝒕𝒉𝒖̣ 𝒗𝒊𝒕𝒂𝒎𝒊𝒏 𝑫 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐̛ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
Có, vậy nên nếu sử dụng kem chống nắng thì nên bổ sung thêm vitamin D qua đường ăn uống, điều này đặc biệt cần thiết cho trẻ em.
10. 𝑪𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒕𝒓𝒐̣̂𝒏 𝒄𝒂́𝒄 𝒍𝒐𝒂̣𝒊 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒆𝒎 𝒅𝒖̛𝒐̛̃𝒏𝒈 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
Không nên, vì bạn có thể làm ảnh hưởng đến độ chống nắng cũng như cấu trúc của sản phẩm.
11. 𝑪𝒉𝒊̉ 𝒔𝒐̂́ 𝑷𝑨 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
- PA là cách người nhật sử dụng để đánh giá mức độ chống tia UVA. Dấu cộng đằng sau chữ PA xác định mức độ chống tia UVA của sản phẩm là nhiều hay ít. Ví dụ PA+++ có nghĩa là sản phẩm có khả năng chống tia UVA cao.
- Nếu bạn sử dụng các sản phẩm của Châu u hoặc Mỹ mà không thấy chỉ số PA thì cũng đừng lo lắng, vì sp Châu u hoặc Mỹ thường ghi broad spectrum hoặc là UVA/UVB, có nghĩa là sản phẩm đã chống được cả hai tia rồi nhé.
12. 𝑲𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒍𝒚́ 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂́ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒌𝒉𝒂́𝒄 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐?
- Hiện tại có hai loại kem chống nắng trên thị trường, kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học.
- Kem chống nắng vật lý bảo vệ da bằng cách tạo một lớp màng để chắn các tia cực tím. Vậy nên các loại kem chống nắng vật lý khi thoa lên thường để lại một lớp màng màu trắng khá khó chịu trên da. Kem chống nắng hoá học bảo vệ bằng cách hấp thụ hết các tia cực tím.
- Kem chống nắng vật lý thường có các chất sau:
Titanium dioxide (TiO2)
Zinc oxide (ZnO)
- Kem chống nắng hoá học thường có các chất sau:
Octylcrylene
Avobenzone
Octinoxate
Octisalate
Oxybenzone
Homosalate
Helioplex
4-MBC
Mexoryl SX and XL
Tinosorb S and M
Uvinul T 150
Uvinul A Plus
Có một số sản phẩm dùng cả hai loại vật lý và hoá học luôn, nên đừng ngạc nhiên nếu kem chống nắng của bạn có cả hai loại thành phần nhé.
13. 𝑲𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂́ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒉𝒂𝒚 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒍𝒚́ 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒉𝒐̛𝒏?
Tuỳ vào loại da của bạn, thường kem chống nắng hoá học dễ gây kích ứng hơn, nên không phù hợp với da nhạy cảm hoặc da mụn. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với các loại khoáng chất thì lại không nên dùng kem chống nắng vật lý
14. 𝑲𝒉𝒊 đ𝒊 𝒃𝒐̛𝒊 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒏𝒂̀𝒐?
Khi đi bơi nên thoa loại kem chống nắng SPF 50+ có waterproof (chống thấm nước). Tuy nhiên, các sản phẩm chống thấm nước chỉ hiệu quả đến tối đa là 80 phút, vậy nên nếu bơi lâu hơn thời gian này thì phải thoa kem chống nắng lại.
15. 𝑵𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒐𝒂 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 𝒐̛̉ 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒂̀𝒐?
Đối với kem chống nắng vật lý thì nên thoa ở bước dưỡng trên cùng, trước khi trang điểm. Đối với kem chống nắng hoá học thì có thể thoa trước kem dưỡng hoặc sau kem dưỡng và trước lớp makeup đều được.
16. 𝑴𝒚̃ 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒕𝒓𝒂𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒄𝒉𝒖̛́𝒂 𝑺𝑷𝑭 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒕𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒌𝒆𝒎 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒂̆́𝒏𝒈 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈?
Hiện nay có khá nhiều dòng sản phẩm dưỡng da ban ngày hay trang điểm như cushion, phấn nền, phấn phủ,... thường được nhà sản xuất thêm 1 số thành phần chống nắng. Thoạt nghe có vẻ là sản phẩm rất tiện dụng hai trong một vừa dưỡng vừa trang điểm lại có chống nắng.
Tuy nhiên chưa có bất kỳ sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn kem chống nắng. Các chỉ số SPF hay PA được thể hiện trên bao bì sản phẩm không thật sự hiệu quả bởi thành phần chống nắng của chúng sẽ không đủ để bảo vệ da nhất là khi nàng phải hoạt động trực tiếp ngoài trời nắng gắt, nóng ẩm như thời tiết Việt Nam
Trên đây là những câu hỏi về KCN phổ biến nhất, hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng KCN phù hợp với làn da của mình nhé!
Viết bình luận